SEO On-Page và Off-Page: Cách tận dụng cả hai để tạo lợi thế cạnh tranh April 3, 2025 “Với hơn 5,01 tỷ người dùng trên toàn cầu, Google là một trong số công cụ tìm kiếm phổ biến và xử lý ước tính 13,7 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.” – Theo Demandsage. Chính vì thế, SEO trở thành yếu tố then chốt trong việc nâng cao thứ hạng tìm kiếm và gia tăng sự hiện diện trực tuyến. Để tối ưu SEO hiệu quả, doanh nghiệp cần kết hợp chiến lược on-page, off-page và technical SEO. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào hai khía cạnh quan trọng: on-page SEO và off-page SEO, giúp bạn hiểu rõ cách tối ưu hóa website để đạt được kết quả tốt nhất. Sự khác biệt giữa on-page và off-page SEO On-page SEO và off-page SEO là hai khía cạnh quan trọng của chiến lược SEO tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhưng chúng khác nhau về phạm vi và cách thực hiện. On-page SEO tập trung vào việc tối ưu hóa các yếu tố bên trong trang web để cải thiện thứ hạng và trải nghiệm người dùng. Các yếu tố chính bao gồm: Từ khóa trong tiêu đề; Meta description; Nội dung; URL; Hình ảnh; Cải thiện tốc độ tải trang; Trang web thân thiện với thiết bị di động. Ngược lại, off-page SEO là các hoạt động diễn ra bên ngoài trang web, nhằm mục đích xây dựng uy tín và độ tin cậy. Off-page SEO bao gồm việc: Xây dựng backlink chất lượng thông qua link exchange hoặc guest post; Quảng bá trên mạng xã hội; PR online; Local SEO; Influencer Marketing; Brand mention. Một điểm khác biệt lớn giữa hai loại là on-page SEO nằm trong tầm kiểm soát của bạn, trong khi off-page SEO phụ thuộc nhiều vào bên thứ ba. Để đạt hiệu quả tối đa, bạn cần kết hợp cả hai phương pháp để xây dựng kế hoạch SEO, bởi chúng bổ trợ lẫn nhau trong việc cải thiện thứ hạng và phát triển website một cách bền vững. 8 Yếu tố quan trọng của on-page SEO 1. Tiêu đề trang (Title tag) Tiêu đề trang giống như biển hiệu của một cửa hàng, vì vậy tiêu đề cần ngắn gọn, rõ ràng và thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Các nguyên tắc tối ưu thẻ tiêu đề: Phải thể hiện được nội dung chính của bài viết; Ngắn gọn, tối ưu độ dài dưới 60 ký tự để hiển thị đầy đủ trên Google; Nên chứa từ khóa quan trọng. Ví dụ: Nếu bạn đang viết về ưu điểm của phần mềm HubSpot Marketing, thì tiêu đề có thể là: “05 ưu điểm của phần mềm HubSpot Marketing”. 2. Mô tả ngắn (Meta description) Phần mô tả ngắn là đoạn văn ngắn hiển thị dưới tiêu đề trên Google. Đây là cơ hội để bạn “mời gọi” người đọc nhấp vào bài viết. Cách viết thẻ mô tả hiệu quả: Tóm tắt ngắn gọn, hấp dẫn và đúng trọng tâm; Giữ độ dài khoảng 150 – 155 ký tự để tránh bị cắt; Khuyến khích hành động, chẳng hạn như “Tìm hiểu thêm” hoặc “Khám phá ngay”. 3. Địa chỉ URL (URL slug) URL slug là phần cuối của địa chỉ URL, giúp công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu nội dung của trang. Nguyên tắc tạo URL slug tối ưu: Ngắn gọn, rõ ràng và mang tính mô tả; Dùng dấu gạch ngang (-) để ngăn cách từ; Sử dụng từ khóa chính trong slug. Ví dụ: URL slug cho bài viết này có thể là on-page-vs-off-page-seo 4. Thẻ heading (Heading tags) Thẻ heading (H1, H2, H3,…) giúp cấu trúc nội dung trang một cách rõ ràng, cải thiện trải nghiệm người dùng và hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu nội dung. Cách sử dụng thẻ heading hiệu quả: Mỗi trang chỉ nên có một thẻ H1 duy nhất, chứa tiêu đề chính và có liên kết nội dung với thẻ tiêu đề (title tag); Dùng thẻ H2, H3 để chia nhỏ nội dung thành các phần rõ ràng, có liên kết với H1; Đảm bảo mỗi tiêu đề phản ánh chính xác nội dung của từng phần. 5. Chất lượng nội dung Nội dung là yếu tố cốt lõi để thu hút người đọc và đạt thứ hạng cao. Điều này yêu cầu bạn cung cấp thông tin hữu ích, chính xác, và đáp ứng được ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng. Cách tạo nội dung chất lượng: Trả lời đúng câu hỏi hoặc vấn đề mà người dùng tìm kiếm; Sử dụng ngữ pháp chính xác và câu văn mạch lạc; Chèn từ khóa tự nhiên và không gượng ép; Dẫn chứng từ các nguồn đáng tin cậy nếu cần thiết. 6. Alt-text của hình ảnh Alt text là văn bản thay thế cho hình ảnh, giúp công cụ tìm kiếm và các công cụ hỗ trợ hiểu được nội dung hình ảnh. Trong trường hợp, website chưa thể xuất hiện hình ảnh đầy đủ, alt-text sẽ giúp người đọc hiểu được nội dung bên trong của hình ảnh mà không phải mất nhiều thời gian. Cách viết alt-text tối ưu: Ngắn gọn nhưng mô tả chính xác nội dung ảnh; Tích hợp từ khóa nếu phù hợp. 7. Liên kết nội bộ (Internal links) Liên kết nội bộ giúp người dùng và công cụ tìm kiếm khám phá các nội dung khác trên website của bạn, đồng thời cải thiện cấu trúc trang web. Cách tối ưu liên kết nội bộ: Đảm bảo các trang quan trọng có nhiều liên kết nội bộ trỏ đến; Sử dụng anchor text phù hợp, mang tính mô tả; Tránh sử dụng quá nhiều liên kết không cần thiết. 8. Trải nghiệm sử dụng trang web Trải nghiệm trang không chỉ là một phần của SEO kỹ thuật mà còn ảnh hưởng đến on-page SEO. Các trang có tốc độ tải nhanh, giao diện thân thiện và an toàn thường được ưu tiên xếp hạng cao hơn. Cải thiện trải nghiệm trang: Đảm bảo tốc độ tải trang nhanh; Tránh các liên kết hoặc hình ảnh bị lỗi; Đảm bảo trang web sử dụng giao thức HTTPS. Để kiểm tra trải nghiệm sử dụng trang web, bạn có thể tận dụng công cụ Page Speed Test. 06 Yếu tố quan trọng của off-page SEO 1. Liên kết ngược (Backlink) Backlink là các liên kết từ các trang web khác trỏ về trang web của bạn. Google sẽ đánh giá cao sự tin cậy và chất lượng nội dung của trang web nếu trang của bạn có nhiều backlink từ nhiều trang khác nhau. Từ đó, backlink giúp trang của bạn xếp hạng cao hơn. Để xây dựng backlink, bạn có thể: Tập trung xây dựng nội dung chất lượng; Repurpose: Tái đăng tải bài viết trên các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng, … giúp tăng khả năng được gắn backlink; Link exchange: Chủ động liên kết với các trang web có cùng nội dung và trao đổi backlink; Guest blogging: Viết bài cho các trang web khác để chủ động gắn backlink về website của bạn; Broken link: Tìm các liên kết hỏng trên trang web khác và đề xuất thay thế bằng đường dẫn đúng; Sử dụng HARO (Help a Reporter Out): Trả lời các yêu cầu từ nhà báo để có cơ hội nhận backlink từ các trang web uy tín. 2. Hồ sơ doanh nghiệp trên Google (Google Business Profile) Việc tạo và tối ưu hồ sơ doanh nghiệp trên Google sẽ giúp bạn xuất hiện trên Google Search và Google Maps khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm và nhờ vậy giúp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Một số mẹo để tối ưu hồ sơ doanh nghiệp: Đăng ký Google My Business và cập nhật thông tin chính xác; Nhập đầy đủ và chính xác thông tin (ví dụ: địa chỉ, giờ mở cửa, hình ảnh…); Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá và phản hồi đánh giá từ khách hàng. 3. Chia sẻ trên mạng xã hội SEO trên mạng xã hội là quá trình tối ưu hóa hồ sơ và bài đăng của bạn. Ví dụ, khi xây dựng trang Linkedin của doanh nghiệp, bạn có thể gắn đường dẫn trang web vào mục About và Description. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ các bài viết, tin tức của doanh nghiệp với tần suất ổn định, vì khi thương hiệu của bạn có mặt mạnh mẽ trên mạng xã hội, uy tín và nhận diện thương hiệu của bạn cũng được củng cố. Không những vậy, mạng xã hội có thể tăng lượt truy cập vào trang web của bạn. Để thúc đẩy độ nhận diện trên mạng xã hội, bạn có thể: Chia sẻ nội dung trên các nền tảng phù hợp với khách hàng tiềm năng của bạn như Linkedin, Facebook, Twitter; Tạo nội dung hấp dẫn, đa dạng hình ảnh/video/gif nhằm khuyến khích người xem chia sẻ; Tích cực tương tác với người xem. 5. Đánh giá và xếp hạng Những đánh giá và xếp hạng từ các nền tảng bên thứ ba như Google Review, G2, Capterra có thể ảnh hưởng đến chỉ số SEO Off-page của bạn. Khi khách hàng tìm kiếm, các đánh giá có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn. 6. Influencer Marketing và PR Bạn có thể hợp tác với influencer hoặc có những bài báo PR trên các trang web lớn có thể giúp tăng uy tín và traffic cho trang web. Cách thực hiện: Liên hệ với influencer trong ngành để hợp tác quảng bá nội dung; Đăng bài trên các trang báo uy tín, tạp chí chuyên ngành. Muốn chiến lược SEO hiệu quả? Hãy kết hợp cả On-Page và Off-Page! On-page SEO và off-page SEO đều đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Trong khi on-page SEO giúp cải thiện chất lượng và cấu trúc website, thì off-page SEO lại tập trung vào xây dựng uy tín và độ tin cậy từ bên ngoài. Để đạt được hiệu quả SEO tối đa, doanh nghiệp không thể chỉ tập trung vào một khía cạnh mà cần kết hợp cả hai để tạo ra một chiến lược toàn diện. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tối ưu hóa nội dung, cải thiện trải nghiệm người dùng, đồng thời xây dựng hệ thống backlink chất lượng để nâng cao thứ hạng tìm kiếm. SEO là một quá trình dài, nhưng với chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp của bạn có thể phân phối nội dung đến đúng khách hàng, đúng thời điểm và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. SEO Inbound Marketing
SEO 8 Bước xây dựng kế hoạch SEO giúp tăng lượt truy cập cho website November 25, 2024November 26, 2024 Khám phá kế hoạch SEO hiệu quả để tối ưu hóa website của bạn, tăng trưởng bền vững và cải thiện thứ hạng trên Google. Read More
SEO Tháp SEO – La bàn cho chiến lược SEO thông minh August 7, 2024August 23, 2024 SEO là một vũ khí quan trọng của các chiến lược marketing thành công. Nắm vững kiến thức cơ bản của SEO qua mô hình tháp SEO để đạt hiệu quả tối ưu. Read More