9+ Kỹ thuật viết quảng cáo Google Search Ads giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi September 11, 2024October 27, 2024 “03 quảng cáo trả phí xuất hiện đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google nhận được 46% số lượt nhấp chuột.” – Theo thống kê từ WebFX. Con số này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xuất hiện ở các vị trí cao trên Google Search, giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người dùng và gia tăng hiệu quả quảng cáo. Khi quảng cáo được tối ưu hóa để đạt thứ hạng cao, không chỉ tỷ lệ nhấp chuột (CTR) được cải thiện mà cả khả năng chuyển đổi khách hàng (conversion rate) cũng tăng lên đáng kể. Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá cách viết nội dung quảng cáo Google Search Ads hiệu quả, giúp bạn không chỉ thu hút khách hàng tiềm năng mà còn tối ưu chi phí quảng cáo. 03 thành phần chính của nội dung quảng cáo trong Google Search Ads Khi tạo quảng cáo trên Google Search, nếu bạn nắm vững các thành phần chính của một nội dung quảng cáo thì có thể quyết định sự thành công của chiến dịch. Đầu tiên, tiêu đề (headline) là phần nổi bật nhất của quảng cáo, giúp tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng tiềm năng. Với tối đa 30 ký tự cho mỗi tiêu đề, đây là nơi bạn nên giới thiệu về doanh nghiệp của mình hoặc sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Tiếp theo, hai dòng mô tả (description), mỗi dòng giới hạn 90 ký tự, là nơi lý tưởng để bạn giải thích chi tiết về sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp và thuyết phục khách hàng lý do tại sao họ nên truy cập vào trang web của bạn. Cuối cùng, URL, với giới hạn 15 ký tự, là trang đích mà người dùng sẽ truy cập sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Để đảm bảo hiệu quả, trang đích cần liên quan đến nội dung quảng cáo, phù hợp với những gì người dùng đã tìm kiếm. Để tận dụng tối đa không gian quảng cáo có sẵn, bạn cần chú ý đến các giới hạn ký tự: 30 ký tự cho mỗi tiêu đề, 90 ký tự cho mỗi dòng mô tả, và 15 ký tự cho mỗi đường dẫn. Sử dụng hiệu quả từng phần này không chỉ giúp bạn tạo ra quảng cáo hấp dẫn mà còn nâng cao khả năng tiếp cận, chuyển đổi và hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Google Search Ads. Bỏ túi mẹo viết nội dung quảng cáo Google Search Ads giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi 1. Tiêu đề Tiêu đề là “cơ hội vàng” để gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Bạn nên đưa từ khóa chính vào tiêu đề, điều này sẽ giúp quảng cáo của bạn nổi bật trong kết quả tìm kiếm và cho thấy rõ ràng sự liên quan đến nhu cầu của người dùng. Bạn có thể tạo ra tiêu đề hấp dẫn và mang tính thuyết phục, chẳng hạn như “Work As A Team From Anywhere | Sign Up Free Today”, để kích thích sự tò mò và thúc đẩy hành động. 2. Dòng mô tả Mô tả là nơi bạn có thể thể hiện điểm khác biệt của doanh nghiệp mình. 02 dòng mô tả sẽ giúp bạn nêu rõ những ưu điểm nổi bật, như tính năng nổi bật sản phẩm hay các khuyến mãi đặc biệt. Đừng quên thêm các lời kêu gọi hành động mạnh mẽ như “Mua Ngay”, “Gọi Ngay”, hay “Đăng Ký Hôm Nay” để hướng dẫn khách hàng bước tiếp theo một cách rõ ràng. 3. Trang đích Trang đích của bạn phải hoàn toàn phù hợp với nội dung quảng cáo để phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Khi xây dựng trang đích, bạn cần đưa vào các thông tin sản phẩm, dịch vụ, ưu đãi đặc biệt mà bạn đã hứa hẹn với khách hàng trong nội dung quảng cáo. Việc này sẽ giúp giải quyết được nhu cầu của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách xây dựng landing page tối ưu, bạn có thể tham khảo bài viết “Khám phá “công thức” tạo Landing Page “gây sốt” cho mọi chiến dịch”. 4. Pro-tip Tối ưu với người dùng sử dụng điện thoại (mobile): Đối với người dùng di động, bạn nên làm nổi bật thông tin về vị trí và số điện thoại để họ dễ dàng liên hệ hoặc tìm đến. Đồng thời, bạn nên kiểm tra và cải thiện tốc độ tải trang bằng công cụ PageSpeed Insights để đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà và nhanh chóng. Thử nghiệm với nhiều phiên bản nội dung khác nhau: Bạn có thể tạo từ 3 đến 4 quảng cáo cho mỗi nhóm (ad group) và theo dõi xem nội dung nào hoạt động tốt nhất. Thuật toán của Google Ads sẽ tự động ưu tiên những quảng cáo có hiệu suất tốt, giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch hiệu quả hơn. Kiểm tra lỗi văn bản: Đây là lỗi sai cơ bản có thể nhiều bạn rất hay gặp phải. Để tránh lỗi này, mình thường sẽ dán nội dung vào google docs, sau đó nhấn nút Av ( spelling & grammar check ~ Command+Option+X), google docs sẽ hiển thị các lỗi văn bản cần chỉnh sửa. Kiểm tra số điểm Ad Strength: Theo kinh nghiệm của mình, khi Ad Strength được google chấm là Good hoặc Excellent, bạn có thể tự tin bắt đầu chạy quảng cáo. Nhưng nếu tình trạng là “Incomplete”, “Poor” hoặc “Average”, thì bạn có thể đọc lại các cách viết nội dung mình liệt kê ở bên trên để tối ưu nội dung quảng cáo nhé. Với những mẹo trên, mình hy vọng bạn sẽ có thể tạo ra các quảng cáo Google Search không chỉ thu hút, hiệu quả mà còn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nhưng liệu việc tối ưu hóa tiêu đề, mô tả và trang đích đã đủ để nâng cao chất lượng tổng thể của quảng cáo? Hãy cùng khám phá câu trả lời ở phần tiếp theo nhé! Tối đa hoá tỷ lệ chuyển đổi với sitelinks, callout extensions và structured snippets 1. Sitelinks Sitelinks, hay còn gọi là liên kết mở rộng, là các liên kết bổ sung xuất hiện ngay bên dưới phần tiêu đề và mô tả của quảng cáo Google Search Ads. Sitelinks giúp hướng người dùng truy cập các trang cụ thể trên website của bạn. Nhưng hãy đảm bảo liên kết sitelink không được trùng với liên kết trong tiêu đề quảng cáo. Các mục đích phổ biến khi sử dụng sitelinks bao gồm: Tăng doanh số tại cửa hàng: Liên kết đến giờ mở cửa, vị trí cửa hàng, giúp khách hàng dễ dàng liên hệ và tìm đến. Thúc đẩy chuyển đổi trực tuyến: Quảng bá ưu đãi đặc biệt, sản phẩm mới, hoặc trang đăng ký để người dùng thực hiện hành động mua hàng nhanh chóng. Nâng cao nhận diện thương hiệu: Giới thiệu giá trị cốt lõi hoặc câu chuyện doanh nghiệp, giúp khách hàng hiểu sâu hơn về thương hiệu. Để tận dụng tối đa chức năng của sitelinks, bạn nên: Thêm nhiều sitelinks: Lý tưởng nhất là bạn nên thêm từ 8-10 sitelinks cho mỗi chiến dịch. Chọn trang đích phù hợp: Liên kết đến các trang phổ biến hoặc có tỷ lệ chuyển đổi cao. Tiêu đề hướng dẫn rõ ràng: Tiêu đề sitelinks nên nêu rõ ràng nội dung mà người dùng sẽ tìm thấy trên trang đích, đảm bảo họ biết chính xác nơi mình sẽ đến. 2. Callout extensions Callout extensions được sử dụng để làm nổi bật các thông tin về những giá trị gia tăng của doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ. Callout extensions có thể phục vụ nhiều mục tiêu tiếp thị khác nhau như: Tăng doanh số cửa hàng: Các thông điệp như “Nhận hàng miễn phí tại cửa hàng” hoặc “Mua 1 tặng 2 khi đến cửa hàng.” Tăng chuyển đổi trực tuyến: Nhấn mạnh các ưu đãi như “Đổi trả miễn phí trong 7 ngày,” “Miễn phí giao hàng trong bán kính 10km,” hoặc “Hỗ trợ 24/7.” Nâng cao nhận diện thương hiệu: Làm nổi bật cam kết như “Chỉ sử dụng nguyên liệu hữu cơ” hoặc “Sử dụng 100% vải linen thông thoáng”. Để sử dụng Callout Extensions hiệu quả, hãy luôn giữ các thông tin ngắn gọn và cụ thể. Tốt nhất, bạn sử dụng ít nhất 6 callouts trong mỗi chiến dịch để tối ưu hóa tương tác. Bạn nên sử dụng câu ngắn, rõ ràng như “Miễn phí vận chuyển,” giúp thông điệp trở nên trực tiếp và dễ hiểu hơn so với những câu dài dòng. Ngoài ra, bạn nên tập trung vào chi tiết cụ thể, chẳng hạn như “Iphone 16 Plus” thay vì mô tả chung chung như “Iphone”. 3. Structured snippets Structured snippets là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn mô tả các đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi người dùng nhấp vào quảng cáo. Cụ thể, công cụ này rất hữu ích để nhấn mạnh các yếu tố nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ như: Tiện ích: bãi đỗ ô tô, Wi-Fi, bữa sáng, hồ bơi, phòng gym, spa, khu vui chơi; Loại sản phẩm: váy dáng ôm, váy chữ A, áo dài truyền thống, áo dài cách tân; Điểm đến: Huế, Đà Lạt, Hồ Chí Minh, Hà Nội. Để sử dụng structured snippets hiệu quả, bạn hãy tập trung vào những yếu tố cần thiết. Các tiêu đề phải cung cấp thông tin hữu ích và hấp dẫn cho người dùng, giúp họ dễ dàng tiếp cận nội dung bạn muốn truyền tải. Lý tưởng nhất là thêm 04 giá trị cho mỗi tiêu đề, nhưng nếu không đủ nội dung, hãy đảm bảo rằng website của bạn có ít nhất 02 giá trị có liên quan. Ngoài ra, các giá trị được chọn cần phù hợp với ngữ cảnh của tiêu đề. Ví dụ, “Wi-Fi” là một tiện ích, trong khi “áo dài cách tân” là một loại sản phẩm. Sắp xếp bộ từ khóa, tinh chỉnh nội dung và trang đích theo nhu cầu tìm kiếm của khách hàng Để viết quảng cáo Google Search Ads hiệu quả, việc chia nhỏ từ khóa tương đồng vào từng ad group đóng vai trò rất quan trọng. Điều này giúp bạn tùy chỉnh nội dung quảng cáo sao cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của người tìm kiếm, từ đó tăng cường mức độ liên quan và cải thiện tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Bên cạnh đó, việc đồng nhất nội dung quảng cáo với trang đích cũng mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, giúp tối đa hóa khả năng chuyển đổi. Bằng cách hiểu rõ mục tiêu và từ khóa của từng nhóm, bạn có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo tập trung và mang lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Theo dõi các bài viết mới nhất của A Piece of Marketing để cập nhật nhật những kiến thức hữu ích về Google Ads nói riêng và Digital Marketing nói chung nhé. Google Ads Advertising
Google Ads Bí kíp tối ưu ROI với 10+ chỉ số quan trọng trong Google Search Ads September 23, 2024 Giới thiệu từ A đến Z về 10+ các chỉ số quan trọng trong Google Search Ads, giúp bạn quản lý, tối ưu chiến dịch quảng cáo hiệu quả và tăng doanh thu. Read More
Google Ads “Giải mã” thuật toán đấu giá và bộ từ khoá của Google Search Ads August 17, 2024August 23, 2024 Khám phá cách thuật toán Google Search Ads hoạt động và tại sao xây dựng từ khóa là yếu tố quyết định thành công của chiến dịch quảng cáo. Read More
Google Ads Hé lộ “công thức” xây dựng chiến lược Google Search Ads thông minh October 27, 2024October 27, 2024 Tối ưu chiến lược Google Search Ads với các bước: xác định mục tiêu, chọn đúng từ khóa, viết nội dung phù hợp nhu cầu tìm kiếm và tối ưu quảng cáo. Read More